Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Sức mạnh đáng nể của thủy quân thời chúa Nguyễn
Thủy quân dưới thời các chúa Nguyễn (1558 - 1777) đã hoàn toàn làm chủ vùng biển đảo Đàng Trong, đặt nền móng xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 




 

Theo sử sách, thủy quân được tổ chức theo thuyền, đội, cơ và dinh. Ngoài lực lượng chính quy, dưới thời các chúa Nguyễn còn tồn tại một số các đội thuyền được tổ chức khá đặc biệt.




Tại các phủ ven biển, chúa Nguyễn đều đặt riêng các đội thuyền chuyên đi thu  nguồn lợi từ các đảo về. Trong đó, đội Hoàng Sa ở phủ Quảng Ngãi được xem là lớn nhất, làm nhiệm vụ khai thác và kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa được biên chế và tổ chức như một thủy đội biệt lập, kiêm quản luôn đội Bắc Hải hoạt động ở vùng đảo Trường Sa.



Chính sử triều Nguyễn ghi rằng, đội Hoàng Sa là một tổ chức khá đặc biệt trong thời kỳ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đó là một tổ chức vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự, vừa tư nhân vừa Nhà nước; vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng quản lý nhà nước trên một vùng rộng lớn của Biển Đông thời ấy.



Theo TS Nguyễn Nhã, đội Hoàng Sa ra đời sớm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), hay chắc chắn là từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bởi chính vào thời này, các thuyền của đội Hoàng Sa mới đi vào cửa Eo (Thuận An) và nộp sản vật tại chính dinh Phú Xuân. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đội Hoàng Sa vẫn tồn tại và hoạt động dưới nhiều triều đại khác nhau.


"Hoạt động của đội Hoàng Sa tới các đảo phía bắc gần phủ Liêm Châu, Hải Nam (Trung Quốc), phía nam tiếp tới Côn Lôn, Hà Tiên. Dù chính đội Hoàng Sa không đủ lực lượng tự mình đi khắp nơi, song lại kiêm quản các đội khác nên phạm vi hoạt động của các đội rất rộng, khắp các đảo trên biển Đông chạy dài ngoài khơi dọc các tỉnh miền Trung, từ phía tây nam đảo Hải Nam xuống tới vùng Trường Sa hiện nay. Đội Hoàng Sa sử dụng một loại thuyền buồm nhẹ và nhanh nên dễ dàng né tránh các đá san hô cũng như dễ dàng cập được vào bờ các đảo san hô như ở Hoàng Sa và cũng thích hợp với hoàn cảnh của dân chài vùng biển Sa Kỳ, Cù lao Ré", TS Nguyễn Nhã cho biết.



Bên cạnh đội Hoàng Sa và Bắc Hải, dưới thời các chúa Nguyễn còn tồn tại một lực lượng các đội thuyền thường xuyên tuần tra trên biển - có nhiệm vụ “đánh bắt cướp biển…phát hiện, đánh đuổi các tàu nước ngoài do thám, can thiệp, đồng thời còn làm nhiệm vụ truyền tin. Chính nhờ lực lượng truyền tin mà năm 1643 chúa Nguyễn Phúc Tần mới có thể kịp thời đem thủy quân đánh đuổi tàu chiến của Hà Lan. Các chúa Nguyễn còn thiết lập Ty tàu, là cơ quan phụ trách việc quan hệ với tàu thuyền nước ngoài…


Về thuyền chiến, có rất nhiều loại. Thuyền chiến Đàng Trong thời kì này chủ yếu là thuyền pháo, được trang bị trực tiếp súng pháo trên các thuyền. Mỗi chiến thuyền đều có ít nhất một khẩu pháo ở đằng mũi. Tùy dạng thuyền mà số lượng pháo nhiều ít có khác nhau… Theo nhiều nguồn tài liệu, dưới thời các chúa Nguyễn đã có các xưởng chuyên đúc súng và xưởng đóng thuyền chiến.


Sức mạnh của thủy quân chúa Nguyễn được khẳng định và đánh giá cao qua những trận thủy chiến với tàu Tây phương. 


Theo sử sách kể lại cũng như theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, năm 1644 người Hòa lan theo yêu cầu của Chúa Trịnh mang 3 chiếc tàu chiến bằng đồng rất lớn, trang bị vũ khí tối tân vào của biển Eo (cửa Thuận An - Huế) nhưng có lẽ do của biển cạn nên không vào được, mà đổi hướng tiến vào cửa Hàn (Đà Nẵng) nổ súng uy hiếp quân Nguyễn. 



Đây là lần đầu tiên đối đầu với tàu chiến ngoại quốc nên Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan triệu tập triều thần để bàn định. Chúa Thượng gọi một người Hòa Lan đang buôn bán ở đây để hỏi, tên này khoe khoang lực lượng hải quân Hòa Lan “bách chiến bách thắng”, hàm ý đe dọa. Chúa Thượng tự ái, bị tổn thương nên dứt khoát tấn công, ra lệnh thế tử Dũng Lê Hầu Nguyễn Phúc Tần (sau này kế nghiệp cha trở thành Chúa Hiền) chỉnh đốn thủy quân ra cửa Hàn đón đánh, còn mình đích thân trợ chiến tại của Thuận An. 



Dũng Lê Hầu điều động 200 chiến thuyền, bốn phía vây hãm 3 chiếc chiến hạm của giặc. Mặc dù đại bác của giặc bắn xối xả nhưng thuyền của nhà Nguyễn nhẹ, cơ động nên vẫn bám sát chiếm hạm của giặc tấn công. Trước sự chiến dấu gan dạ anh dũng, một chiến hạm của giặc không chịu được phải luồn lách chạy thoát ra biển, chiếc thứ hai va vào đá ngầm chìm nghỉm. Chiếc thứ ba ngoan cố chống trả. Dũng Lê Hầu cho quân sĩ len lỏi lên thuyền giặc đánh gãy bánh lái, cột buồm, và tiến đánh xáp lá cà dồn giặc vào thế tuyệt vọng. Biết khó thoát nên tên thuyền trưởng bèn ra lệnh đốt kho thuốc súng trên tàu làm chiến hạm vỡ tan và bốc cháy thiêu rụi toàn bộ binh đội của chúng ở tên tàu. Đây là trận thủy chiến đầu tiên với chiến hạm nước ngoài và là chiến công oanh liệt nhất của thủy quân chúa Nguyễn.



Cuối thế kỷ 16, khi hoành hành cướp phá bờ biển Trung Quốc, Hải tặc Nhật Bản cũng tràn qua cả nước ta. Chúng kéo nhau đến Cửa Việt vào năm 1585. Hoàng Tử Nguyễn Phước Nguyên, con thứ sáu của Chúa Nguyễn Hoàng, đã điều binh đánh chìm hai chiếc tầu Ngọa khấu (giặc lùn Kenki). Đây là sử liệu đầu tiên đề cập đến mối liên hệ giữa Nhật Bản và Đàng Trong. Năm 1599, một chiếc tàu Kenki khác khi hải hành bị mắc cạn tại Cửa biển Thuận An cũng bị một tướng của Chúa Nguyễn Hoàng chận bắt được. Đầy đủ trang cụ bị tịch thu, cả thủy thủ đoàn tàu cướp biển bị bắt.  Hai năm sau, 1601, Chúa Nguyễn Hoàng gửi bức thư ngoại giao chính thức đầu tiên của nước ta đến Tướng Quân Shogun Tokugawa. Hai xứ Việt Nhật bắt đầu lập giao thương đường biển. Thương điếm vùng Hội An được thành lập với nhiều thương nhân ngoại quốc và đặc biệt đông nhất là người Nhật Bản, bắt đầu phát triển mạnh mẽ.



Dù không còn phải dụng binh nhiều sau năm 1802, Thủy quân Nhà Nguyễn vẫn còn rất mạnh. Nước Anh đưa thư xin ngoại giao thông thương ba bốn lần đều bị khước từ. Năm 1803 khi một Hạm đội của họ gồm 7 chiếc tàu tiến từ Biển Đông theo đường sông vào Hà Nội, bị quân ta đốt cháy. Không thấy chính phủ Anh Cát Lợi phản đối. Có lẽ vì Anh Quốc biết rằng mình có lỗi khi xâm nhập hải phận và lãnh thổ Việt Nam một cách bất hợp pháp, nên mọi việc cũng êm. Tài liệu hiếm này được Nhà Quân Sử Phạm Văn Sơn ghi lại trong Việt Sử Toàn Thư, xuất bản năm 1960, trang 591.



Như vậy, dưới thời các chúa Nguyễn, lực lượng thủy binh thực sự là một lực lượng quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ vùng đất các các chúa cai quản, kiểm soát và làm chủ vùng biển Đàng Trong. Trên nền tảng đó, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn có cơ sở để tiến hành đo đạc, kiểm soát và chính thức xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam, đó là những bằng chứng xác thực về sự tồn tại và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta trên biển Đông.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Chỉ tồn tại 7 năm, Thủy quân nhà Hồ vẫn mạnh vượt thời đại (19-07-2015)
    Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê  (13-07-2015)
    Tướng mạo kỳ lạ của bốn ông vua nổi tiếng lịch sử Việt Nam (09-07-2015)
    Ngọc Hoa - nữ điệp viên 9 tuổi trong cuộc chiến Đại Việt - Chiêm Thành (03-07-2015)
    Chuyện 'khác người' của các ông vua nhà Trần (26-06-2015)
    Vua Minh Mạng với chủ quyền biển đảo Việt Nam (20-06-2015)
    Ẩn số về thanh Ô long đao của hoàng đế Quang Trung (16-06-2015)
    Giải mã sức mạnh vô địch của tượng binh Tây Sơn (13-06-2015)
    Những người Việt nổi danh trong lịch sử Trung Quốc (09-06-2015)
    Bí mật về mộ Lê Lợi và mộ Ngọc Hân công chúa (04-06-2015)
    Chuyện tình duyên kỳ lạ của Hồ Quý Ly (29-05-2015)
    Hành trình tìm mộ Hoàng đế Quang Trung (Phần 1) (25-05-2015)
    Ba nàng công chúa tài hoa bạc phận triều Nguyễn (19-05-2015)
    Từ Hà Nội đến Sài Gòn - tóm lược một quá trình vận động của lịch sử dân tộc (03-05-2015)
    Chuyện chưa kể phía sau bức ảnh 'Hai người lính' (30-04-2015)
    Lời tiên đoán của Trần Nguyên Đán  (19-04-2015)
    Lời thú tội của Kim Ki Tae - sĩ quan Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam (09-04-2015)
    Lễ cưới chấn động kinh thành Thăng Long của nàng công chúa câm (07-04-2015)
    Điểm danh bốn vị đại quý tộc ô nhục của nhà Trần (06-04-2015)
    Ba triều đại Việt Nam nối tiếp đòi Trung Hoa trả đất (04-04-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152991213.